26 thg 12, 2011

Dù có tham gia các hạng mục công tác hay không, tu luyện luôn là ưu tiên hàng đầu

Tác giả: Cửu Tiêu

Khi tôi đọc bài "Kính trọng Sư Phụ kính trọng Pháp, hãy đặt công tác đúng vị trí" tôi cũng cảm nhận như vậy. Nơi đây tôi muốn bàn về kinh nghiệm của tôi trong việc thực hiện các hạng mục công tác mà học viên Đại Pháp tại hải ngoại sáng lập.

Trong giai đoạn đầu của cuộc đàn áp, các học viên Đại Pháp đã tạo lập một số hạng mục như là truyền thông nhằm mục đích phơi bày cuộc bức hại và hồng Pháp. Chúng đã đóng vai trò nhiệm vụ này trong hơn suốt một thập kỷ qua thực hiện công tác nói rõ sự thật một cách có hiệu quả đồng thời nâng cao vị thế Đại Pháp tại địa phương và cả bên ngoài. Qua đó, ngăn chặn và ức chế tà ác một cách có hiệu quả.

Chính vỉ lý do này, học viên Đại Pháp đã nhầm lẫn mối quan hệ giữa tu luyện và các hạng mục công tác Đại Pháp. Hạng mục của các học viên Đại Pháp có khả năng ngăn chặn tà ác không phải vì bản thân các hạng mục này vĩ đại.  Mà lý do chính là các học viên Đại Pháp đã tu luyện thật tốt trong quá trình triển khai các hạn mục, đã chứng thực được Pháp và thể hiện sức mạnh của Đại Pháp thông qua các hạng mục công tác này.

Trong bài "Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009]", Sư Phụ đã giảng "Tất nhiên [làm] đài truyền hình, bản thân nó không phải tu luyện Đại Pháp, không có quan hệ trực tiếp với Đại Pháp; Đài truyền hình là đệ tử Đại Pháp làm để chứng thực Pháp, làm để cứu độ chúng sinh; là quan hệ như vậy."

Sư Phụ đã để lại cho chúng ta con đường tu luyện không hình tướng rộng lớn (Đại Đạo Vô Hình).  Cho dù có hay không có các hạng mục công tác này thì tu luyện vẫn là ưu tiên hàng đầu. Giả sử không có hạng mục nào thì các đệ tử Đại Pháp vẫn có thể tu luyện.  Tại Trung Quốc các học viên Đại Pháp nói rõ sự thật bằng muôn vàn phương cách khác nhau khắp nơi, họ đang chứng thực Pháp.


Nơi hải ngoại một vài người cho rằng tu luyện được cho là tinh tấn chỉ khi họ tham gia vào một hạng mục công tác nào đó.  Khi kinh văn "Tinh tấn hơn nữa" của Sư Phụ được công bố, một số người đã hiểu rằng họ phải tham gia một hạng mục nào đó để tu luyện và chỉ bằng cách đó họ mới có thể đạt viên mãn.  Do đó bất kể điều kiện có thuận lợi hay không họ chỉ muốn ép mình vào một hạng mục công tác.  Điều này là do hiểu Pháp của Sư Phụ một cách phiến diện

Trong sách "Chuyển Pháp Luân", bài thứ nhất, Sư phụ có giảng: "Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối".

Đây là Pháp của vũ trụ và tiêu chuẩn đo lường chính là dựa trên tâm tính.  Cho dù học viên có tham gia công tác hạng mục hay không, hay cho dù bất kể là hạng mục nào thì cũng không thể thay đổi được điều này.  Tiêu chuẩn trạng thái tu luyện của một đệ tử Đại Pháp không thể xét đoán qua việc họ "có tham gia hạng mục công tác hay không" và việc tham gia hạng mục công tác này cũng không thể được coi là sự đảm bảo cho việc đạt viên mãn, bởi vì đằng sau suy nghĩ và hành động của một số học viên có che dấu tâm truy cầu và sự ích kỷ.

Bài thơ “Hữu vi” trong tập thơ Hồng Ngâm của Sư phụ có bàn:
Hữu vi
Kiến miếu bái Thần sự chân mang,
Khởi tri hữu vi không nhất trường;
Ngu mê vọng tưởng Tây thiên lộ,
Hạt mô dạ tẩu lao nguyệt lượng.
Tạm dịch:
Hữu vi
Dựng miếu bái Thần nhọc việc công,
Hữu vi nào biết sẽ thành không;
Ngu mê vọng tưởng đường Thiên Trúc,
Đáy nước mò trăng chỉ uổng công.

Hình tướng của một hạng mục là để chúng ta tu luyện.  Nếu chúng ta chấp vào hình tướng của một hạng mục công tác thì có khác gì đi "dựng miếu".  Cho dù nhiều hạng mục đã đạt đến tầm quốc tế, đệ tử Đại Pháp không đề cao tâm tính thì sẽ không thể trở thành Phật. Đương nhiên, đệ tử Đại Pháp mà không đề cao tâm tính thì sẽ không có cách nào xác lập uy đức.

Sư Phụ đã giảng trong kinh văn “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”, "Ngay cả chư vị làm các hạng mục của đệ tử Đại Pháp, trên trời lại không có TV, Thần cũng không có báo chí, những cái này đều là hình thức xã hội người thường. Chư vị nếu không thể dùng chính niệm chỉ đạo chư vị, chư vị không thể giống như một đệ tử Đại Pháp dùng tiêu chuẩn người tu luyện để đo lường chính mình, đo lường thế giới, đo lường người khác, vậy chư vị chính là như người thường."


Các hạng mục công tác của đệ tử Đại Pháp tạo ra cơ hội giúp bổ sung lẫn nhau và cùng hợp tác.  Tuy nhiên, những người tham gia hạn mục lại không thể từ bỏ nhân tâm của bản thân và chấp vào đó.  Họ mang theo mình những mưu cầu tranh đấu lẫn nhau trong cùng hàng mục, giữa các hạng mục khác nhau, và nuôi dưỡng chấp trước nơi chính công tác họ đang thực hiện.  Họ cường điệu hóa tầm quan trọng của các hạng mục công tác và từ đó nảy sinh ra đủ loại nhân tâm, khoe khoan, dương dương tự đắc, hoan hỉ thái quá, cầu danh hám lợi.  Thậm chí phát sinh những mâu thuẩn gay gắt qua lại giữa các hạng mục công tác. Họ coi thường lẫn nhau thậm chí nuôi dưỡng tâm ganh ghét đố kỵ.  Ngoài ra còn xuất hiện tình huống phá hoại hạng mục của người khác.


Đệ tử Đại Pháp cần phải xác định rõ ràng mối quan hệ giữa tu luyện và các hạng mục công tác.  Truyền thông có nhiều dạng khác nhau và có hàng nghìn loại công ty trên thế giới.  Chúng ta chỉ sử dụng một vài loại có hình thức này để tu luyện.

Sư Phụ có giảng trong "Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]": "Ở đây là ‘tu luyện’, là quá trình sinh mệnh chuyển hoá về bản chất [thành] sinh mệnh cao cấp; nói cách khác, những [ai] ngồi đây đều là các sinh mệnh đi trên con đường thành Thần."

Người tu luyện đạt quả vị nào sẽ phụ thuộc vào trạng thái của anh ta ra sao, chứ không phải là nhìn vào vị trí của anh ta cao thấp đến đâu trong một hạng mục.  Một hạng mục công tác không phải là cái ô bảo trợ cho việc tu luyện, càng không phải là bến bờ an toàn để mà lẩn tránh xã hội người thường và tuyệt nhiên không phải là nơi hội hè cho chúng ta tiêu khiển. Khi một hạng mục được làm tốt, nó sẽ là công cụ để chúng ta cứu giúp nhân loại.  Ngược lại nếu không làm tốt nó sẽ là nỗi vướng bận cho người tu luyện. Làm công tác cho một hạng mục không có nghĩa là làm việc cho Đại Pháp.  Nếu quá trình làm việc không phù hợp với chính niệm của một người tu luyện, có nghĩa là quí vị đang làm việc của người thường và không có mang uy đức.


Tôi chỉ muốn bàn về chỗ ngộ nhỏ nhoi của bản thân.  Đệ tử Đại Pháp cần phải xác định đúng đắn vị trí mối quan hệ giữa Nghệ Thuật Thần Vận và các hạng mục khác.  Một số học viên xem Thần Vận là một hạng mục công tác.  Tôi không nghĩ như vậy.  Đích thân Sư Phụ triển khai Thần Vận, các vầng thơ trong Thần Vận được công bố trong Hồng Ngâm III.  Tôi ngộ ra Thần Vận là một phần của Pháp và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chính Pháp.  Theo những gì tôi hiểu thì khi đệ tử Đại Pháp đạt viên mãn, các dự án của họ sẽ để lại cho các thế hệ sau tiếp nối.  "Thần Vận" sẽ vĩnh viển tồn tại trong lịch sử vũ trụ mới.  Do đó không có hạng mục công tác nào khác có thể so sánh với Thần Vận. Hiện nay, tuy có nhiều hạng mục công tác sử dụng nguồn lực của Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, mỗi mỗi hạng mục và đệ tử Đại Pháp cần phải xem việc quảng bá Thần Vận là ưu tiên đầu.  Điều này là yêu cầu khi tham dự trong giai đoạn thời mạt Pháp này.

Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi cho các học viên cùng tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét